Lịch sử
Vài nét về tiến trình lịch sử, hành chính, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng
Thời kỳ trước năm 1858
Những cứ liệu dân tộc học, truyền thuyết dân gian, địa danh và lịch sử hành chính cho phép đoán định Long Sơn là một trong những nơi được khai phá sớm ở cần Đước, Long An và Nam Bộ trong khoảng thời gian từ 1698 đến 1747, trong điều kiện buổi đầu hạn chế về vật chất - kỹ thuật và thiên nhiên khắc nghiệt nên tiến độ chậm chạp, lúc ấy thuộc tổng Phước Lộc, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên, phủ Gia Định.
Cuộc chiến tranh với Tây Sơn thúc đẩy Nguyễn Ánh tiến hành nhiều biện pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trong những năm từ 1779- 1790, đã góp phần đẩy nhanh tiến trình khai phá vùng đất này, kinh tế phát triển, dân số gia tăng, địa giới hành chính được xác lập, đến năm 1808, làng Long Sơn và một số làng thuộc Long Sơn ngày nay xuất hiện trên bản đồ hành chính. Đến khi Trương Đăng Quế và Trương Minh Giảng đo đạc ruộng đất, lập sổ địa bạ toàn Nam Kỳ (1836), Long Sơn là 1/19 thôn của tống Phước Điền Thượng, huyện Phước Lộc, phủ Tân An, tỉnh Gia Định, với thành quả khai phá đất đai đáng khâm phục của các thế hệ tiền nhân trên vùng đất này sau gần hai thế kỷ khai hoang mở đất .
Thời kỳ 1858 – 1975: Thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ.
Khi thực dân Pháp xâm lược (1858) nhưng đến năm 1871 làng mới Tân Hòa Đông được hình thành, hoàn tất công cuộc khai phá vùng đất này khi các làng Tân Hòa Đông và Thạnh Hòa Trung nhập vào Long Sơn lấy tên chung là Long Sơn vào năm 1892. Sau khi Pháp lập chế độ tham biện rồi chế độ tỉnh trưởng, trải qua hàng loạt sự thay đổi, đến năm 1928, Long Sơn thuộc tổng Lộc Thành Thượng, quận cần Đước, tỉnh Chợ Lớn và ôn định trong địa giới hành chính này đến cách mạng tháng Tám 1945. Đây là thời kỳ sống dưới chế độ cai trị thuộc địa, ngay từ những ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Long Sơn đã khởi đầu truyền thống đánh giặc giữ nước trong phong trào võ trang của Trương Định, Phạm Tiến với gương chiến đấu và hy sinh của ba cha con họ Đinh là Đinh Công Thạch và Đinh Đạo, Đinh Đức, Đinh Văn Phát..., rồi sau đó tiếp tục trong phong trào yêu nước khác, tiêu biểu là Thiên địa hội với sự tham gia của Nguyễn Tài và hơn 20 nông dân.
Long Sơn sớm gieo mầm Cộng sản từ giữa năm 1930 với thế hệ đảng viên đầu tiên như Phan Ngô Gia, Nguyễn Văn Mười, Phan Thành Quới (Tư Lý), Sáu Liền, Mười Đoi, Huỳnh Văn Tuy, Võ Văn út, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Văn Bằng... khởi đầu cho truyền thống lãnh đạo nhân dân có mặt trong các phong trào đấu tranh, rồi nổi dậy, làm cách mạng mùa Thu tháng 8/1945, giành chính quyền về tay nhân dân.
Giai đoạn Pháp tái xâm lược (1945-1954) có hai chính quyền song song quản lý, Long Sơn thuộc tổng Lộc Thành Thượng, quận cần Đước, tỉnh Chợ Lớn về phía địch; phía ta thuộc huyện cần Đước, tỉnh Chợ Lớn, thuộc Quân khu 7, từ giữa 1951, thuộc Liên Huyện, tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn, Phân liên khu miền Đông, đến sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) thì phục hồi lại như cũ . Sau khi Ngô Đình Diệm lập tỉnh Long An, từ năm 1957, Long Sơn thuộc tổng Lộc Thành Thượng, quận cần Đước. Năm 1967, Nguyễn Văn Thiệu lập quận Rạch Kiến. Long Sơn thuộc địa giới hành chính này đến sau năm 1975 thì thuộc huyện cần Đước cho đến ngày nay.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gian khổ nhưng hào hùng, nhân dân Long Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương không ngừng phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, lập nên nhiều chiến công vang dội như hai trận đánh Xóm Trường (1946 và 1965).
Đại thắng Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi trọn vẹn sự nghiệp cách mạng dân tộc dân của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây, nhân dân Long Son bước vào thời kỳ cùng với cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đi tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Tiếp quản, giữ gìn an ninh chính trị, ổn định đòi sống nhân dân (1975-1976)
Ngày 15/5/1975, nhân dân Long Sơn cùng với các xã trong huyện tham dự buổi lễ ra mắt của ủy ban Quân quản huyện cần Đước tại ấp 1, xã Phước Đông. Trong buổi lễ để lại ấn tượng tốt đẹp của ngày mừng chiến thắng ấy, nhân dân Long Sơn phấn khởi nghe đại diện chính quyền cách mạng nói về chiến thắng và nhiệm vụ mới của địa phương với niềm tin tưởng sâu sắc vào cách mạng.
Sau sự kiện trên, ủy ban quân quản xã được thành lập theo sự chỉ định của huyện, gồm các đồng chí: Bùi Văn Nhân (Hai Nhân) - Chủ tịch, Ngô Tấn Thành - phụ trách công an, Huỳnh Văn Đeo - phụ trách quân sự. Tại các ấp hình thành các Ban nhân dân cách mạng - một hình thức ban tự quản ở cơ sở.
Nhìn chung, sau hơn 6 tháng kể từ ngày giải phóng (tháng 5 đến tháng 11/1975), chính quyền Quân quản xã đã thục hiện tốt chức trách của mình trong việc giải quyết các nhiệm vụ cấp bách trước mắt về tiếp quản, ổn định an ninh chính trị và đời sống nhân dân, đưa các lĩnh vục có tính thời điểm như giáo dục đi vào hoạt động kịp thời...
Tháng 11/1975, ủy ban nhân dân cách mạng xã ra đời thay thế ủy ban quân quản đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử lúc giao thời, do đồng chí Bùi Văn Nhân (Hai Nhân) làm Chủ tịch. Chi bộ lúc này gồm có các đồng chí Hai Nhân, Ngô Thị Nô (Năm Nô), Tư Đeo, Sáu Ánh, do đồng chí Hai Nhân làm Bí thư, lãnh đạo chính quyền cách mạng thực hiện nhiệm vụ tiếp theo là xây dựng bộ máy chuyên chính vô sản, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước ngày 24/4/1976.
Sang năm 1976 diễn ra một sự kiện chính trị trọng đại trong việc xây dựng chính quyền, xây dựng nhà nước là cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động và tổ chức, ngày 24/4/1976, hầu hết nhân dân Long Sơn nô nức đi bầu cử Quốc hội thống nhất khóa IV và là khóa đầu tiên sau ngày giải phóng, góp phần vào thành công chung của cuộc bầu cử này trên toàn huyện.
Năm 1976, Long Sơn tổ chức đại hội chi bộ lần đầu tiên nhiệm kỳ 1976-1977, do đồng chí Hai Nhân làm Bí thư, đến cuối năm, đồng chí Hai Nhân chuyển về công tác ở huyện, đồng chí Lê Thị Ngọc Ánh (Sáu Ánh) thay thế làm bí thư xã.
Ngay sau Đại hội, từ ngày 18/11/1976, chi bộ xã Long Sơn (lúc này do đồng chí Sáu Hiểu làm bí thư thay thế đồng chí Sáu Ánh), tổng cộng 42 người.
Sang năm 1977, Huyện ủy cử đồng chí Nguyễn Văn Hưởng (Minh Quân) làm bí thư xã. Ngày 19/6/1977 diễn ra cuộc bầu cử bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã, hầu hết mọi người dân Long Sơn đều đi bầu cử người đại biểu nhân dân của mình. Sau bầu cử, Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ (1977-1979) gồm 36 đại biểu đã bầu ra ủy ban nhân dân đầu tiên của xã, gồm:
-Đồng chí Huỳnh Văn Đeo, Chủ tịch.
-Đồng chí Nguyễn Văn Đằng, Phó chủ tịch kiêm Trưởng công an.
-Đồng chí Phan Thanh Tòng, Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp.
-Đồng chí Phan Văn Kiều, ủy viên thư ký.
-Đồng chí Nguyễn Văn Tình, Xã đội trưởng.
-Các ban chuyên trách sau đó từng bước hình thành.,
Đến 1979, bộ máy chuyên chính vô sản cơ bản được kiện toàn với hệ thống Đảng, 3 đoàn thể và chính quyền với cơ chế 5 ban và 12 ban ngành giúp việc .
Đóng góp xương máu vào sự nghiệp cách mạng, Long Sơn có 232 liệt sĩ và rất nhiều và rất nhiều thương bệnh binh, 175 gia đình có công, có 27 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 01 Anh hùng lực lượng võ trang nhân dân, 75 cá nhân và tập thể được tặng thưởng huân huy chương các loại và nhiều chiến công oanh liệt đi vào lịch sử. Năm 1994, xã được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.